Giới thiệu một số loại cảm biến nhiệt độ thường sử dụng trong các nhà máy xi măng


Một số loại cảm biến nhiệt độ thông dụng nhất bao gồm:

- Cảm biến nhiệt điện trở kim loại - Resistance Temperature Detector (RTD)
- Cảm biến nhiệt bán dẫn -Thermistor
- Cặp nhiệt điện -Thermocouple
- Cảm biến nhiệt dãn nở
- Cảm biến nhiệt áp lực
- Các loại đặt biệt khác như: cảm biến bức xạ nhiệt, hồng ngoại vv.


Cảm biến nhiệt điện trở kim loại (RTD).

- Là cảm biến được chế tạo bằng các kim loại như: Pt, Ni, Cu, W. Thường sử dụng nhất trong nhà máy là Pt100
- Pt100: Rt = R0(1+αTT) Ro: điện trở tại 0oC, Rt: điện trở tại nhiệt độ T, αT: hệ số nhiệt đối với Pt100 là 0.0039o C^-1 . Thường dùng bảng tra để biết nhiệt độ tương ứng với điện trở.
- Giải nhiệt độ đo được từ -70oC ÷ 500oC.
- Ứng dụng đo: gối đỡ bạc đạn, dây quấn motor, hộp số ...

Pt100 được phân loại theo cách đấu dây như hình bên dưới:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Cảm biến nhiệt bán dẫn - Thermistor.

- Là cảm biến nhiệt được chế tạo từ hộp kim bán bán dẫn như: MgO, MgAl2O4, Mn2O3, Fe3O4, Co2O3, NiO, ZnTiO4
- Rt = Ro.exp(1/T-1/To) Ro điện trở tại T0, Rt điện trở tại T, B hệ số nhiệt tùy theo vật liệu chế tạo.
- Đại điện cho loại này là: cảm biến nhiệt âm Negative Temperature Coefficient (NTC), cảm biến nhiệt dương Positive Temperature Coefficient (PTC), bao gồm một số Thermostat.
- Tầm đo khoảng: - 80oC ÷ 300oC
- Ứng dụng để dùng trong các bộ giám sát nhiệt, đây quấn motor, các thiết bị nung.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Cặp nhiệt điện -Thermocouple.

- Là cảm biến được chế tạo từ 2 vật liệu khác nhau hàn lại với nhau.
- Có rất nhiều loại khác nhau: Type K, E, J, N, B, R, S, T, C và M tương ứng với các tầm đo khác nhau.
- Loại dùng thông thường nhất trong nhà máy là loại Type K và Type S.
+ Type K (Chromel/Constantan): 95 ÷ 1260oC .
+ Type S (Pt/Pt+13%Rh): - 50 ÷1600oC.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Cặp nhiệt - nhận biết dây bù.

- Ứng dụng TC đo nhiệt độ trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng nóng, bột nóng như đo nhiệt độ vùng liệu tháp tiền nung, bình áp suất, hóa chất vv…
- Để giảm sai số khi đo người ta dùng dây bù nhiệt thay cho các bù bằng mạch điện tử phức tạp
- Dây bù Type K: dây dương là đồng nguyên chất hay hợp kim làm từ sắt, nên sẽ có ruột màu đỏ hay rỉ sét. Dây âm màu trắng sáng làm từ Constantan.
- Dây bù Type S: dây dương làm từ đồng nguyên chất. Dây âm màu trắng sáng (hổn hợp Cu+Ni).

Bảo dưỡng cảm biến nhiệt độ.

- Đối với cảm biết nhiệt điện trở kim loại và nhiệt điện trở bán dẫn, do cách ứng dụng nên khả năng bị hủy hoại do môi trường đo thấp, ta có thể vệ sinh sạch sẽ và dùng máy nung nhiệt chuẩn để thử tính năng đáp ứng.
- Đối với cảm biến nhiệt độ cặp nhiệt điện, sử dụng 1 lần cho đến khi hư hỏng. Nếu còn trong tình trạng sử dụng lại cũng dùng phát nhiệt chuẩn để kiểm tra tính năng đáp ứng.






Chúc các bạn thành công !


Một số loại cảm biến nhiệt độ thông dụng nhất bao gồm:

- Cảm biến nhiệt điện trở kim loại - Resistance Temperature Detector (RTD)
- Cảm biến nhiệt bán dẫn -Thermistor
- Cặp nhiệt điện -Thermocouple
- Cảm biến nhiệt dãn nở
- Cảm biến nhiệt áp lực
- Các loại đặt biệt khác như: cảm biến bức xạ nhiệt, hồng ngoại vv.


Cảm biến nhiệt điện trở kim loại (RTD).

- Là cảm biến được chế tạo bằng các kim loại như: Pt, Ni, Cu, W. Thường sử dụng nhất trong nhà máy là Pt100
- Pt100: Rt = R0(1+αTT) Ro: điện trở tại 0oC, Rt: điện trở tại nhiệt độ T, αT: hệ số nhiệt đối với Pt100 là 0.0039o C^-1 . Thường dùng bảng tra để biết nhiệt độ tương ứng với điện trở.
- Giải nhiệt độ đo được từ -70oC ÷ 500oC.
- Ứng dụng đo: gối đỡ bạc đạn, dây quấn motor, hộp số ...

Pt100 được phân loại theo cách đấu dây như hình bên dưới:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Cảm biến nhiệt bán dẫn - Thermistor.

- Là cảm biến nhiệt được chế tạo từ hộp kim bán bán dẫn như: MgO, MgAl2O4, Mn2O3, Fe3O4, Co2O3, NiO, ZnTiO4
- Rt = Ro.exp(1/T-1/To) Ro điện trở tại T0, Rt điện trở tại T, B hệ số nhiệt tùy theo vật liệu chế tạo.
- Đại điện cho loại này là: cảm biến nhiệt âm Negative Temperature Coefficient (NTC), cảm biến nhiệt dương Positive Temperature Coefficient (PTC), bao gồm một số Thermostat.
- Tầm đo khoảng: - 80oC ÷ 300oC
- Ứng dụng để dùng trong các bộ giám sát nhiệt, đây quấn motor, các thiết bị nung.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Cặp nhiệt điện -Thermocouple.

- Là cảm biến được chế tạo từ 2 vật liệu khác nhau hàn lại với nhau.
- Có rất nhiều loại khác nhau: Type K, E, J, N, B, R, S, T, C và M tương ứng với các tầm đo khác nhau.
- Loại dùng thông thường nhất trong nhà máy là loại Type K và Type S.
+ Type K (Chromel/Constantan): 95 ÷ 1260oC .
+ Type S (Pt/Pt+13%Rh): - 50 ÷1600oC.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Cặp nhiệt - nhận biết dây bù.

- Ứng dụng TC đo nhiệt độ trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng nóng, bột nóng như đo nhiệt độ vùng liệu tháp tiền nung, bình áp suất, hóa chất vv…
- Để giảm sai số khi đo người ta dùng dây bù nhiệt thay cho các bù bằng mạch điện tử phức tạp
- Dây bù Type K: dây dương là đồng nguyên chất hay hợp kim làm từ sắt, nên sẽ có ruột màu đỏ hay rỉ sét. Dây âm màu trắng sáng làm từ Constantan.
- Dây bù Type S: dây dương làm từ đồng nguyên chất. Dây âm màu trắng sáng (hổn hợp Cu+Ni).

Bảo dưỡng cảm biến nhiệt độ.

- Đối với cảm biết nhiệt điện trở kim loại và nhiệt điện trở bán dẫn, do cách ứng dụng nên khả năng bị hủy hoại do môi trường đo thấp, ta có thể vệ sinh sạch sẽ và dùng máy nung nhiệt chuẩn để thử tính năng đáp ứng.
- Đối với cảm biến nhiệt độ cặp nhiệt điện, sử dụng 1 lần cho đến khi hư hỏng. Nếu còn trong tình trạng sử dụng lại cũng dùng phát nhiệt chuẩn để kiểm tra tính năng đáp ứng.






Chúc các bạn thành công !

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: