Các bước cơ bản hiệu chuẩn bộ chuyển đổi áp suất thông minh (Smart pressure transmitter)


Hiệu chuẩn là quá trình tố ưu hóa độ chính xác của bộ chuyển đổi trên một dải đo cụ thể bằng cách điều chỉnh đường cong đặc tính mặc định của cảm biến nằm trong bộ vi xử lý. Hiệu chỉnh bộ chuyển đổi (transmitter) thông minh khác với hiệu chỉnh transmitter thuần tương tự ( analog). Đối với quá trình hiệu chuẩn bộ chuyển đổi thuần tương tự thì chỉ thực hiện trong một bước nhưng với bộ chuyển đổi thông minh thì phải thực hiện rất nhiều bước.

Các bước liên quan đến việc hiệu chỉnh:

(a) re-ranging (đặt lại dải đo): liên quan đến việc cài đặt điểm trên và dưới của dải đo (4 và 20mA) tại dải áp suất yêu cầu. Đăt lại dải đo không thay đổi đường đặc tính mặc định của sensor.
(b) Sensor Trim: đây là quá trình điều chỉnh vị trí của đường đặc tính mặc định để tối ưu hóa hiệu suất bộ chuyển đổi trên dải áp suất đã quy định hay điều chỉnh giá của đường đặc tính. Sensor Trim có 2 bước là zero trim và sensor trim .
(c) analog output trim: đây là quá trình điều chỉnh đường đặc tính tương tự của transmitter để phù hợp với hệ thống điều khiển tiêu chuẩn của nhà máy.

Đường cong đặc tính mặc định của bộ chuyển đổi áp suất:

Đặc tính của 1 bộ chuyển đổi thông minh là cho phép lưu trữ vĩnh viễn thông tin tham chiếu.
Trong cài đặt mặc định, áp suất đã biết được cấp và bộ chuyển đổi sẽ lưu trữ thông tin về áp suất này và cảm biến áp suất sẽ phản ứng khi áp suất này thay đổi. Điều nào tạo ra sự dịch chuyển của hàm áp suất cấp so với đầu ra hiển thị như hình dưới: ,


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Khoảng đo có thể đo được của bộ chuyển đổi áp suất căn cứ trên thông tin đường đặc tính ban đầu, có thể thay đổi đơn giản bằng cách nhập điểm cuối SPAN muốn có thông qua bộ giao tiếp cầm hay HART. Sự dịch chuyển điềm cuối SPAN dọc theo đường đặc tính đã biết của bộ Transmitter. Để hiểu tại sao rất nhiều bước hiệu chuẩn cần thiết cho bộ chuyển đổi áp suất thông minh, chúng ta cần xem các luồng dữ liệu trong transmitte như thế nào

Luồng dữ liệu trong bộ chuyển đổi áp suất thông minh được xử lý như thế nào?

Bộ chuyển đổi thông minh hoạt động rất khác so với bộ chuyển đổi thuần tương tự. Một bộ chuyển đổi thông minh sử dụng một vi xử lý có chứa thông tin về đường đặc tính cụ thể của cảm biến để phản ứng với đầu vào áp suất và nhiệt độ. Bộ chuyển đổi thông minh có khả năng bù đăp những sai khác của cảm biến. 

Biểu đồ dưới đây hiển thị các luồng dữ liệu trong bộ chuyển đổi áp suất thông minh trong 4 bước cơ bản:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


1. Sự thay đổi của áp suất được đo bằng sự thay đổi của đầu ra của cảm biến(tín hiệu cảm biến)
2. Tín hiệu cảm biến được chuyển đổi sang dạng tín hiệu số có thể hiểu được bởi bộ vi xử lý. Sự chuyển đổi này được thực hiện bởi các mạch chuyển đổi tính hiệu tương tự sang số trong bộ chuyển đổi. Chức năng SENSOR TRIM ảnh hưởng đến giá trị này.
3. Sự hiệu chỉnh được thực hiện trong bộ vi xử lý để có được một giá trị số thể hiện giá trị biến quá trình đầu vào
4. Tín hiệu số của biến đầu vào này được chuyển đổi sang một giá trị tương tự bởi mạch chuyển đổi số - tương tự có trong bộ chuyển đổi. chức năng RE-RANGING và ANALOG OUTPUT ảnh hưởng đến giá trị này.

Chọn đúng phương pháp TRIM cho bộ chuyển đổi áp suất

Để quyết định phương pháp TRIM cần được sử dụng, Trước tiên bạn cầm phải xác định xem có bộ phận chuyển đổi tương tự - số hay số- tương tự trong mạch điên tử của bộ chuyển đổi cần hiệu chuẩn không. Để làm như vậy thực hiện các bước như sau:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


1. Kết nối nguồn áp suất, 1 giao tiếp hart và một thiết bị đọc đầu ra số để chuyển đổi áp suất. .
2. Thiết lập truyền thông giữa transmitter và bộ giao tiếp 

3. Cấp áp suất bằng với áp suất điểm trên của dải đo áp suất (ví dụ 150inH2O)
4. So sánh áp suất đc cấp và biến quá trình(PV) hiển thị trên menu online của bộ giao tiếp. nếu giá trị biến quá trình PV trên bộ giao tiếp không trung với giá trị áp suất được cấp ( được đo bởi thiết bị có độ chính xác cao) thì bộ chuyển đổi cần phải đươc thực hiện SENSOR TRIM
5. So sánh tín hiệu analog output trên menu online của bộ giao tiếp và tín hiệu số đọc được trên thiết bị đọc tín hiệu. Nếu giá trị analog output đọc được trên bộ giao tiếp và trên thiết bị nhận tín hiệu không trùng nhau, thì bộ chuyển đổi áp suất pressure transmitter cần được thực hiện OUTPUT TRIM.







NGUỒN: (instrumentationtoolbox.com)


BIÊN DỊCH VÀ TỔNG HỢP - CTV Thuy Cot (EBOOKBKMT)


Hiệu chuẩn là quá trình tố ưu hóa độ chính xác của bộ chuyển đổi trên một dải đo cụ thể bằng cách điều chỉnh đường cong đặc tính mặc định của cảm biến nằm trong bộ vi xử lý. Hiệu chỉnh bộ chuyển đổi (transmitter) thông minh khác với hiệu chỉnh transmitter thuần tương tự ( analog). Đối với quá trình hiệu chuẩn bộ chuyển đổi thuần tương tự thì chỉ thực hiện trong một bước nhưng với bộ chuyển đổi thông minh thì phải thực hiện rất nhiều bước.

Các bước liên quan đến việc hiệu chỉnh:

(a) re-ranging (đặt lại dải đo): liên quan đến việc cài đặt điểm trên và dưới của dải đo (4 và 20mA) tại dải áp suất yêu cầu. Đăt lại dải đo không thay đổi đường đặc tính mặc định của sensor.
(b) Sensor Trim: đây là quá trình điều chỉnh vị trí của đường đặc tính mặc định để tối ưu hóa hiệu suất bộ chuyển đổi trên dải áp suất đã quy định hay điều chỉnh giá của đường đặc tính. Sensor Trim có 2 bước là zero trim và sensor trim .
(c) analog output trim: đây là quá trình điều chỉnh đường đặc tính tương tự của transmitter để phù hợp với hệ thống điều khiển tiêu chuẩn của nhà máy.

Đường cong đặc tính mặc định của bộ chuyển đổi áp suất:

Đặc tính của 1 bộ chuyển đổi thông minh là cho phép lưu trữ vĩnh viễn thông tin tham chiếu.
Trong cài đặt mặc định, áp suất đã biết được cấp và bộ chuyển đổi sẽ lưu trữ thông tin về áp suất này và cảm biến áp suất sẽ phản ứng khi áp suất này thay đổi. Điều nào tạo ra sự dịch chuyển của hàm áp suất cấp so với đầu ra hiển thị như hình dưới: ,


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Khoảng đo có thể đo được của bộ chuyển đổi áp suất căn cứ trên thông tin đường đặc tính ban đầu, có thể thay đổi đơn giản bằng cách nhập điểm cuối SPAN muốn có thông qua bộ giao tiếp cầm hay HART. Sự dịch chuyển điềm cuối SPAN dọc theo đường đặc tính đã biết của bộ Transmitter. Để hiểu tại sao rất nhiều bước hiệu chuẩn cần thiết cho bộ chuyển đổi áp suất thông minh, chúng ta cần xem các luồng dữ liệu trong transmitte như thế nào

Luồng dữ liệu trong bộ chuyển đổi áp suất thông minh được xử lý như thế nào?

Bộ chuyển đổi thông minh hoạt động rất khác so với bộ chuyển đổi thuần tương tự. Một bộ chuyển đổi thông minh sử dụng một vi xử lý có chứa thông tin về đường đặc tính cụ thể của cảm biến để phản ứng với đầu vào áp suất và nhiệt độ. Bộ chuyển đổi thông minh có khả năng bù đăp những sai khác của cảm biến. 

Biểu đồ dưới đây hiển thị các luồng dữ liệu trong bộ chuyển đổi áp suất thông minh trong 4 bước cơ bản:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


1. Sự thay đổi của áp suất được đo bằng sự thay đổi của đầu ra của cảm biến(tín hiệu cảm biến)
2. Tín hiệu cảm biến được chuyển đổi sang dạng tín hiệu số có thể hiểu được bởi bộ vi xử lý. Sự chuyển đổi này được thực hiện bởi các mạch chuyển đổi tính hiệu tương tự sang số trong bộ chuyển đổi. Chức năng SENSOR TRIM ảnh hưởng đến giá trị này.
3. Sự hiệu chỉnh được thực hiện trong bộ vi xử lý để có được một giá trị số thể hiện giá trị biến quá trình đầu vào
4. Tín hiệu số của biến đầu vào này được chuyển đổi sang một giá trị tương tự bởi mạch chuyển đổi số - tương tự có trong bộ chuyển đổi. chức năng RE-RANGING và ANALOG OUTPUT ảnh hưởng đến giá trị này.

Chọn đúng phương pháp TRIM cho bộ chuyển đổi áp suất

Để quyết định phương pháp TRIM cần được sử dụng, Trước tiên bạn cầm phải xác định xem có bộ phận chuyển đổi tương tự - số hay số- tương tự trong mạch điên tử của bộ chuyển đổi cần hiệu chuẩn không. Để làm như vậy thực hiện các bước như sau:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


1. Kết nối nguồn áp suất, 1 giao tiếp hart và một thiết bị đọc đầu ra số để chuyển đổi áp suất. .
2. Thiết lập truyền thông giữa transmitter và bộ giao tiếp 

3. Cấp áp suất bằng với áp suất điểm trên của dải đo áp suất (ví dụ 150inH2O)
4. So sánh áp suất đc cấp và biến quá trình(PV) hiển thị trên menu online của bộ giao tiếp. nếu giá trị biến quá trình PV trên bộ giao tiếp không trung với giá trị áp suất được cấp ( được đo bởi thiết bị có độ chính xác cao) thì bộ chuyển đổi cần phải đươc thực hiện SENSOR TRIM
5. So sánh tín hiệu analog output trên menu online của bộ giao tiếp và tín hiệu số đọc được trên thiết bị đọc tín hiệu. Nếu giá trị analog output đọc được trên bộ giao tiếp và trên thiết bị nhận tín hiệu không trùng nhau, thì bộ chuyển đổi áp suất pressure transmitter cần được thực hiện OUTPUT TRIM.







NGUỒN: (instrumentationtoolbox.com)


BIÊN DỊCH VÀ TỔNG HỢP - CTV Thuy Cot (EBOOKBKMT)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: