Thiết bị lọc bụi: Giới thiệu, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Thiết
bị lọc bụi: Giới thiệu, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Hiện nay các thiết bị lọc bụi không thể thiếu trong các nhà máy dùng để xử lý các loại bụi phổ biến như sợi giấy, sợi tơ, bụi xi măng, bụi than, bụi kim loại, bụi hóa chất và các loại bột bay,… trước khi khí thải ra môi trường. Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn một số loại thiết bị lọc bụi thường hay sử dụng.
1.
Buồng lắng bụi
Buồng lắng
bụi có cấu tạo dạng hộp, không khí vào 1 đầu và ra đầu kia. Nguyên tắc tách bụi
của buồng lắng bụi chủ yếu dựa trên:
-
Giảm tốc độ hổn hợp không khí và bụi một cách đột ngột khi vào buồng. Các hại
bụi mất động năng và rơi xuống dưới tác
dụng của trọng lực.
-
Dùng các vách chắn hoặc vách ngăn đặt trên đường chuyển động của không khí, khi
dòng không khí va đập vào các tấm chắn
đó các hạt bụi bị mất động năng và rơi xuống đáy buồng.
-
Ngoặt dòng khi chuyển động trong buồng.
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
a)
Buồng lắng bụi nhiều ngăn b) Buồng
lắng bụi có tấm chắn
Trong thực tế người ta thường sử
dụng buồng lắng bụi nhiều ngăn hoặc một ngăn có tấm chắn khắc phục để hiệu quả lọc
bụi cao hơn. Trong các buồng lắng bụi này không khí chuyển động dích dắc hoặc
xoáy tròn nên khi va đập vào các tấm
chắn và vách ngăn các hạt bụi sẽ mất động năng và rơi xuống. Hiệu quả có thể
đạt 85 ¸
90%.
2. Thiết bị lọc bụi kiểu xyclon
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Bộ lọc bụi xiclon là thiết bị lọc
bụi được sử dụng tương đối phổ biến. Nguyên lý làm việc của thiết bị lọc bụi
kiểu xiclon là lợi dụng lực ly tâm khi dòng không khí chuyển động để tách bụi
ra khỏi không khí
Trong thực tế để nâng
cao hiệu quả khử bụi của xiclon người ta sử dụng các giải pháp sau:
- Sử dụng xiclôn có
màng nước: Phía trên thân hình trụ có lắp các béc phun nước. Nước phun theo
chiều thuận với chiều chuyển động của không khí trong xiclôn và phải tạo ra
màng nước mỏng chảy từ trên xuống và láng bề mặt trong của thiết bị. Ống thoát
gió ra và ống gió vào đều được lắp theo phương tiếp tuyến ống trụ. Trong quá
trình không khí có lẫn bụi chuyển động
bên trong trụ, các hạt bụi văng lên bề mặt bên trong xiclon và lập tức
bị nước cuốn trôi và theo nước ra ngoài. Khả năng hạt bụi bị bắn trở lại ít hơn
rất nhiều so với xiclôn kiểu khô.
- Sử dụng xiclôn tổ
hợp: Lực ly tâm tác động lên hạt bụi tỷ lệ nghịch với đường kính xiclon. Như
vậy để tăng hiệu quả lọc bụi, tức tách
được các hạt bụi nhỏ cần giảm đường kính xiclôn. Tuy nhiên khi giảm đường kính xiclôn
thì lưu lượng giảm, không đáp ứng yêu cầu. Để giải quyết mâu thuẩn trên người
ta sử dụng xiclôn tổ hợp hay còn gọi là xiclôn chùm. Trong xiclôn này người ta
người ta ghép từ vài chục đến hàng trăm xiclôn con.
3. Thiết
bị lọc bụi kiểu quán tính
Nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc
bụi kiểu quán tính là dựa vào lực quán tính của hạt bụi khi thay đổi chiều
chuyển động đột ngột.
Cấu
tạo gồm nhiều khoang ống hình chóp cụt có đường kính giảm dần xếp chồng lên
nhau tạo ra các góc hợp với phương thẳng đứng khoảng 60o và khoảng
cách giữa các khoang ống khoảng từ 5 ¸ 6mm.
Không khí có bụi được đưa qua miệng
1 vào phểu thứ nhất, các hạt bụi có quán tính lớn đi thẳng, không khí một phần
đi qua khe hở giữa các chóp và thoát ra ống 3. Các hạt bụi được dồn vào cuối
thiết bị.
Thiết bị lọc bụi kiểu quáN tính có
cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản nhưng nhược điểm là hiệu qủa
lọc bụi thấp, để tăng hiệu quả lọc bụi người ta thường kết hợp các kiểu lọc bụi
với nhau, đặc biệt với kiểu lọc kiểu xiclôn, hiệu quả có thể đạt 80 ¸
98%. Phần không khí có nhiều bụi ở cuối thiết bị được đưa vào xiclôn để lọc
tiếp.
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
4.
Thiết bị lọc bụi kiểu túi
Cấu tạo:
Lọc
bụi túi bao gồm mái che (weather enclosure – một số không có mái che), nắp kiểm
tra trên đỉnh (top box lid), van đầu ra (outlet damper), đường ống đầu ra
(outlet duct), đường ống đầu vào (inlet duct), vỏ máy (housing), van quay/cửa
chắn kiểu trượt (air lock/slide gate), xích cào (drag chain), phễu (hopper),
túi lọc và lồng thép (bag and cage), cách nhiệt (insulation), cầu thang
(staircase), giá đỡ (support). Kết cấu của nó được chỉ ra trong các hình bên dưới:
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Vỏ máy (housing)
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Hệ thống làm sạch bằng xung khí
nén (Cleaning system)
Nguyên lý làm việc:
Dòng
khí lẫn bụi được nạp vào đầu vào của lọc bụi nhờ quạt hút, do tốc độ của dòng
khí giảm đột ngột (diện tích mở rộng) nên phần lớn hạt bụi mất vận tốc và rơi
trực tiếp xuống phễu. Khí với bụi còn sót lại đi vào từng buồng riêng biệt chứa
đựng túi lọc và đi lên giữa các túi. Bụi được giữ lại trên bề mặt bên ngoài của
túi lọc do áp suất âm của khí; chỉ khí sạch được xuyên qua và vào phần đỉnh
(top section) ở bên trên tấm dạng ống (tube sheet), sau đó vào đường ống đầu ra
và đi vào khí quyển (ống xả).
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Nguyên lý làm việc (trạng thái lọc
và trạng thái làm sạch túi)
Bụi được gỡ bỏ từ túi lọc bởi
xung của khí nén bắn vào trong lòng túi lọc (thông qua hệ thống van điện từ và
bình tích khí nén), áp suất thông thường khoảng 4 bar. Trong suốt quá trình làm
sạch, bụi rơi vào phễu và được vận chuyển đi thông qua hệ thống xả và vận chuyển
dưới đáy lọc bụi (gồm van đối trọng/van quay, vít tải hoặc xích cào). Trong quá
trình lọc, bụi tích lại ở bên ngoài túi vải và làm tăng trở kháng vận hành
(operation resistance) dần dần. Khi trở kháng đạt đến một giá trị cài đặt trước,
bộ điều khiển làm sạch (cleaning controller) gửi ra ngoài một tín hiệu. Trước hết
van poppet (poppet valve) đóng để dừng quá trình lọc. Sau đó van xung được mở
làm khí nén được bắn vào túi lọc thông qua đường ống định vị ở bên trên mỗi
hàng của túi lọc, túi lọc bị phồng ra và rung mạnh làm bụi rơi ra khỏi bề mặt
bên ngoài của túi, bụi rơi vào phễu gom. Sau khi làm sạch của hệ thống kết
thúc, van poppet (poppet valve) mở lại và quá trình lọc lại bắt đầu. Thực tế lọc
bụi được tổ hợp từ vài buồng hoặc nhiều buồng, việc làm sạch ở các buồng được
tiến hành theo trình tự. Nó có nghĩa một buồng của lọc bụi dừng làm việc để làm
sạch còn những buồng khác vẫn làm việc. Quá trình làm sạch được điều khiển bởi bộ
đếm thời gian tự động.
Thiết bị lọc bụi kiểu túi vải có năng suất lọc
khoảng 150 ¸
180m3/h trên 1m2 diện tích bề mặt vải lọc. Khi nồng độ
bụi khoảng 30 ¸ 80 mg/m3 thì hiệu quả
lọc bụi khá cao đạt từ 96¸99%. Nếu nồng độ bụi trong không khí cao trên 5000 mg/m3
thì cần lọc sơ bộ bằng thiết bị lọc khác trước khi đưa sang bộ lọc túi vải.
5. Thiết bị lọc bụi kiểu ướt
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Phương pháp
lọc bụi kiểu ướt dựa trên nguyên lý tiếp xúc dòng khí mang bụi với chất lỏng,
bụi trong dòng không khí được chất lỏng giữ lại, lắng xuống dưới và thải ra
ngoài dưới dạng bùn. Phương pháp này đơn giản nhưng hiệu quả rất cao, chất lỏng
sử dụng phổ biến là nước. Trường hợp thiết bị lọc yêu cầu chức năng vừa khử bụi
vừa khử khí độc hại thì chất lỏng có thể là một loại dung dịch nào đó do quá
trình hấp thụ quyết định.
6. Bộ lọc bụi kiểu
thùng quay
Thiết bị lọc bụi kiểu thùng quay thường
được sử dụng trong các nhà máy dệt để lọc
bụi bông trong không khí. Trên hình bày cấu tạo bộ lọc kiểu thùng quay. Cấu tạo
gồm một khung hình trống có quấn lưới thép quay quanh trục với tốc độ 1¸2
vòng phút.
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Tốc
độ quay của bộ lọc khá thấp nhờ hộp giảm tốc và có thể điều chỉnh tuỳ thuộc vào
lượng bụi thực tế. Khi quay càng chậm,
lượng bụi bám trên bề mặt tang trống càng nhiều, hiệu quả lọc bụi cao nhưng trở
lực của thiết bị lớn.
Nguyên lý làm việc của thiết bị như
sau: không khí được đưa vào từ phía dưới và xả lên bề mặt ngoài của trống. Không khí đi vào bên trong tang trống, bụi được
giữ lại trên bề mặt trống và không khí sạch đi ra hai đầu theo các khe hở 4.
Để tách bụi trên bề mặt trống, người
ta sử dụng cơ cấu tách bụi 5, cơ cấu có tác dụng bóc lớp bụi ra khỏng bề mặt và
rơi xuống ống 6 về túi gom bụi 7. Ngoài ra người ta có thể sử dụng hệ thống ống
hút bụi có miệng hút tỳ lên bề mặt tang trống và hút sạch bụi đưa ra ngoài.
Trong trường hợp trong không khí đầu
ra còn lẫn nhiều bụi mịn thì có thể kết hợp với bộ lọc bụi kiểu túi vải đặt
phía sau để lọc tinh. Không khí ra thiết bị co hàm lượng bụi thấp cỡ 0,5 mg/m3,
nhưng trở lực khác lớn, có thể lên đến 1000 Pa, phụ tải có thể tới 7000¸8000 m3/h cho mỗi bộ lọc.
7. Thiết bị lọc bụi kiểu tĩnh điện
Một thiết bị lọc bụi tĩnh điện là một thiết bị lớn khống chế lượng phát thải công nghiệp. Thiết bị này được thiết kế để bẫy và tách các hạt bụi ra khỏi dòng khí thải của quá trình sản xuất. Nó được sử dụng trong các ngành công nghiệp điện, năng lượng, xi măng, hoá học, kim loại và giấy cùng với các thiết bị khác. Trong nhiều nhà máy công nghiệp, vật chất dạng hạt hình thành trong quá trình sản xuất công nghiệp được mang đi như bụi trong khí thải nóng. Khí mang bụi này đi qua thiết bị lọc bụi tĩnh điện có thể đạt hiệu quả lọc lên đến 99,9 %. Khí đã được lọc sạch sau đó đi ra khỏi thiết bị lọc bụi và theo ống khói xả ra ngoài khí quyển.
Thiết bị lọc tĩnh điện được sử dụng
lực hút giữa các hạt nhỏ nạp điện âm. Các hạt bụi bên trong thiết bị lọc bụi
hút nhau và kết lại thành khối có kích thước lớn ở các tấm thu góp. Chúng rất dễ
khử bỏ nhờ dòng khí.
Thiết
bị được chia thành 2 vùng, vùng iôn hoá và vùng thu góp. Vùng iôn hoá có căng
các sợi dây mang điện tích dương với điện thế 1200V. Các hạt bụi trong không
khí khi đi qua vùng iôn hoá sẽ mang điện tích dương. Sau vùng iôn hoá là vùng
thu góp, gồm các bản cực tích điện dương và âm xen kẻ nhau nối với nguồn điện
6000V. Các bản tích điện âm nối đất. Các hạt bụi tích điện dương khi đi qua
vùng thu góp sẽ được bản cực âm hút vào. Do giữa các hạt bụi có rất nhiều điểm tiếp xúc nên
liên kết giữa các hạt bụi bằng lực phân tử sẽ lớn hơn lực hút giữa các tấm cực
với các hạt bụi. Do đó các hạt bụi kết lại và lớn dần lên. Khi kích thước các hạt
đủ lớn sẽ bị dòng không khí thổi rời khỏi bề mặt tấm cực âm. Các hạt bụi lớn rời
khỏi các tấm cực ở vùng thu góp sẽ được thu gom nhờ bộ lọc bụi thô kiểu trục quay đặt ở cuối gom lại.
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Thiết bị lọc bụi kiểu tĩnh điện rất
hiệu quả đối với các loại bụi kích cỡ từ 0,5 đếm 8mm.
Khi các hạt bụi có kích cỡ khoảng 10mm và lớn hơn thì hiệu quả giảm. Tổn
thất áp suất khi đi qua vùng iôn hoá và vùng thu góp thấp và nằm trong khoảng từ
0,15 đến 0,25 in. WG (từ 37 đến 62 Pa) và tốc độ không khí từ 300 đến 500 fpm
(1,5 đến 2,5m/s). Cần lưu ý vấn đề an toàn vì điện thế sử dụng rất cao và nguy
hiểm đến tính mạng con người.
Các bạn xem thêm về lọc bụi tĩnh điện ở đây.
http://www.ebookbkmt.com/2015/11/he-thong-loc-bui-tinh-ien.html
Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thông gió và điều hòa không khí – PGS.TS Võ Chí Chính
Thiết
bị lọc bụi: Giới thiệu, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Hiện nay các thiết bị lọc bụi không thể thiếu trong các nhà máy dùng để xử lý các loại bụi phổ biến như sợi giấy, sợi tơ, bụi xi măng, bụi than, bụi kim loại, bụi hóa chất và các loại bột bay,… trước khi khí thải ra môi trường. Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn một số loại thiết bị lọc bụi thường hay sử dụng.
1.
Buồng lắng bụi
Buồng lắng
bụi có cấu tạo dạng hộp, không khí vào 1 đầu và ra đầu kia. Nguyên tắc tách bụi
của buồng lắng bụi chủ yếu dựa trên:
-
Giảm tốc độ hổn hợp không khí và bụi một cách đột ngột khi vào buồng. Các hại
bụi mất động năng và rơi xuống dưới tác
dụng của trọng lực.
-
Dùng các vách chắn hoặc vách ngăn đặt trên đường chuyển động của không khí, khi
dòng không khí va đập vào các tấm chắn
đó các hạt bụi bị mất động năng và rơi xuống đáy buồng.
-
Ngoặt dòng khi chuyển động trong buồng.
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
a)
Buồng lắng bụi nhiều ngăn b) Buồng
lắng bụi có tấm chắn
Trong thực tế người ta thường sử
dụng buồng lắng bụi nhiều ngăn hoặc một ngăn có tấm chắn khắc phục để hiệu quả lọc
bụi cao hơn. Trong các buồng lắng bụi này không khí chuyển động dích dắc hoặc
xoáy tròn nên khi va đập vào các tấm
chắn và vách ngăn các hạt bụi sẽ mất động năng và rơi xuống. Hiệu quả có thể
đạt 85 ¸
90%.
2. Thiết bị lọc bụi kiểu xyclon
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Bộ lọc bụi xiclon là thiết bị lọc
bụi được sử dụng tương đối phổ biến. Nguyên lý làm việc của thiết bị lọc bụi
kiểu xiclon là lợi dụng lực ly tâm khi dòng không khí chuyển động để tách bụi
ra khỏi không khí
Trong thực tế để nâng
cao hiệu quả khử bụi của xiclon người ta sử dụng các giải pháp sau:
- Sử dụng xiclôn có
màng nước: Phía trên thân hình trụ có lắp các béc phun nước. Nước phun theo
chiều thuận với chiều chuyển động của không khí trong xiclôn và phải tạo ra
màng nước mỏng chảy từ trên xuống và láng bề mặt trong của thiết bị. Ống thoát
gió ra và ống gió vào đều được lắp theo phương tiếp tuyến ống trụ. Trong quá
trình không khí có lẫn bụi chuyển động
bên trong trụ, các hạt bụi văng lên bề mặt bên trong xiclon và lập tức
bị nước cuốn trôi và theo nước ra ngoài. Khả năng hạt bụi bị bắn trở lại ít hơn
rất nhiều so với xiclôn kiểu khô.
- Sử dụng xiclôn tổ
hợp: Lực ly tâm tác động lên hạt bụi tỷ lệ nghịch với đường kính xiclon. Như
vậy để tăng hiệu quả lọc bụi, tức tách
được các hạt bụi nhỏ cần giảm đường kính xiclôn. Tuy nhiên khi giảm đường kính xiclôn
thì lưu lượng giảm, không đáp ứng yêu cầu. Để giải quyết mâu thuẩn trên người
ta sử dụng xiclôn tổ hợp hay còn gọi là xiclôn chùm. Trong xiclôn này người ta
người ta ghép từ vài chục đến hàng trăm xiclôn con.
3. Thiết
bị lọc bụi kiểu quán tính
Nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc
bụi kiểu quán tính là dựa vào lực quán tính của hạt bụi khi thay đổi chiều
chuyển động đột ngột.
Cấu
tạo gồm nhiều khoang ống hình chóp cụt có đường kính giảm dần xếp chồng lên
nhau tạo ra các góc hợp với phương thẳng đứng khoảng 60o và khoảng
cách giữa các khoang ống khoảng từ 5 ¸ 6mm.
Không khí có bụi được đưa qua miệng
1 vào phểu thứ nhất, các hạt bụi có quán tính lớn đi thẳng, không khí một phần
đi qua khe hở giữa các chóp và thoát ra ống 3. Các hạt bụi được dồn vào cuối
thiết bị.
Thiết bị lọc bụi kiểu quáN tính có
cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản nhưng nhược điểm là hiệu qủa
lọc bụi thấp, để tăng hiệu quả lọc bụi người ta thường kết hợp các kiểu lọc bụi
với nhau, đặc biệt với kiểu lọc kiểu xiclôn, hiệu quả có thể đạt 80 ¸
98%. Phần không khí có nhiều bụi ở cuối thiết bị được đưa vào xiclôn để lọc
tiếp.
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
4.
Thiết bị lọc bụi kiểu túi
Cấu tạo:
Lọc
bụi túi bao gồm mái che (weather enclosure – một số không có mái che), nắp kiểm
tra trên đỉnh (top box lid), van đầu ra (outlet damper), đường ống đầu ra
(outlet duct), đường ống đầu vào (inlet duct), vỏ máy (housing), van quay/cửa
chắn kiểu trượt (air lock/slide gate), xích cào (drag chain), phễu (hopper),
túi lọc và lồng thép (bag and cage), cách nhiệt (insulation), cầu thang
(staircase), giá đỡ (support). Kết cấu của nó được chỉ ra trong các hình bên dưới:
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Vỏ máy (housing)
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Hệ thống làm sạch bằng xung khí
nén (Cleaning system)
Nguyên lý làm việc:
Dòng
khí lẫn bụi được nạp vào đầu vào của lọc bụi nhờ quạt hút, do tốc độ của dòng
khí giảm đột ngột (diện tích mở rộng) nên phần lớn hạt bụi mất vận tốc và rơi
trực tiếp xuống phễu. Khí với bụi còn sót lại đi vào từng buồng riêng biệt chứa
đựng túi lọc và đi lên giữa các túi. Bụi được giữ lại trên bề mặt bên ngoài của
túi lọc do áp suất âm của khí; chỉ khí sạch được xuyên qua và vào phần đỉnh
(top section) ở bên trên tấm dạng ống (tube sheet), sau đó vào đường ống đầu ra
và đi vào khí quyển (ống xả).
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Nguyên lý làm việc (trạng thái lọc
và trạng thái làm sạch túi)
Bụi được gỡ bỏ từ túi lọc bởi
xung của khí nén bắn vào trong lòng túi lọc (thông qua hệ thống van điện từ và
bình tích khí nén), áp suất thông thường khoảng 4 bar. Trong suốt quá trình làm
sạch, bụi rơi vào phễu và được vận chuyển đi thông qua hệ thống xả và vận chuyển
dưới đáy lọc bụi (gồm van đối trọng/van quay, vít tải hoặc xích cào). Trong quá
trình lọc, bụi tích lại ở bên ngoài túi vải và làm tăng trở kháng vận hành
(operation resistance) dần dần. Khi trở kháng đạt đến một giá trị cài đặt trước,
bộ điều khiển làm sạch (cleaning controller) gửi ra ngoài một tín hiệu. Trước hết
van poppet (poppet valve) đóng để dừng quá trình lọc. Sau đó van xung được mở
làm khí nén được bắn vào túi lọc thông qua đường ống định vị ở bên trên mỗi
hàng của túi lọc, túi lọc bị phồng ra và rung mạnh làm bụi rơi ra khỏi bề mặt
bên ngoài của túi, bụi rơi vào phễu gom. Sau khi làm sạch của hệ thống kết
thúc, van poppet (poppet valve) mở lại và quá trình lọc lại bắt đầu. Thực tế lọc
bụi được tổ hợp từ vài buồng hoặc nhiều buồng, việc làm sạch ở các buồng được
tiến hành theo trình tự. Nó có nghĩa một buồng của lọc bụi dừng làm việc để làm
sạch còn những buồng khác vẫn làm việc. Quá trình làm sạch được điều khiển bởi bộ
đếm thời gian tự động.
Thiết bị lọc bụi kiểu túi vải có năng suất lọc
khoảng 150 ¸
180m3/h trên 1m2 diện tích bề mặt vải lọc. Khi nồng độ
bụi khoảng 30 ¸ 80 mg/m3 thì hiệu quả
lọc bụi khá cao đạt từ 96¸99%. Nếu nồng độ bụi trong không khí cao trên 5000 mg/m3
thì cần lọc sơ bộ bằng thiết bị lọc khác trước khi đưa sang bộ lọc túi vải.
5. Thiết bị lọc bụi kiểu ướt
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Phương pháp
lọc bụi kiểu ướt dựa trên nguyên lý tiếp xúc dòng khí mang bụi với chất lỏng,
bụi trong dòng không khí được chất lỏng giữ lại, lắng xuống dưới và thải ra
ngoài dưới dạng bùn. Phương pháp này đơn giản nhưng hiệu quả rất cao, chất lỏng
sử dụng phổ biến là nước. Trường hợp thiết bị lọc yêu cầu chức năng vừa khử bụi
vừa khử khí độc hại thì chất lỏng có thể là một loại dung dịch nào đó do quá
trình hấp thụ quyết định.
6. Bộ lọc bụi kiểu
thùng quay
Thiết bị lọc bụi kiểu thùng quay thường
được sử dụng trong các nhà máy dệt để lọc
bụi bông trong không khí. Trên hình bày cấu tạo bộ lọc kiểu thùng quay. Cấu tạo
gồm một khung hình trống có quấn lưới thép quay quanh trục với tốc độ 1¸2
vòng phút.
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Tốc
độ quay của bộ lọc khá thấp nhờ hộp giảm tốc và có thể điều chỉnh tuỳ thuộc vào
lượng bụi thực tế. Khi quay càng chậm,
lượng bụi bám trên bề mặt tang trống càng nhiều, hiệu quả lọc bụi cao nhưng trở
lực của thiết bị lớn.
Nguyên lý làm việc của thiết bị như
sau: không khí được đưa vào từ phía dưới và xả lên bề mặt ngoài của trống. Không khí đi vào bên trong tang trống, bụi được
giữ lại trên bề mặt trống và không khí sạch đi ra hai đầu theo các khe hở 4.
Để tách bụi trên bề mặt trống, người
ta sử dụng cơ cấu tách bụi 5, cơ cấu có tác dụng bóc lớp bụi ra khỏng bề mặt và
rơi xuống ống 6 về túi gom bụi 7. Ngoài ra người ta có thể sử dụng hệ thống ống
hút bụi có miệng hút tỳ lên bề mặt tang trống và hút sạch bụi đưa ra ngoài.
Trong trường hợp trong không khí đầu
ra còn lẫn nhiều bụi mịn thì có thể kết hợp với bộ lọc bụi kiểu túi vải đặt
phía sau để lọc tinh. Không khí ra thiết bị co hàm lượng bụi thấp cỡ 0,5 mg/m3,
nhưng trở lực khác lớn, có thể lên đến 1000 Pa, phụ tải có thể tới 7000¸8000 m3/h cho mỗi bộ lọc.
7. Thiết bị lọc bụi kiểu tĩnh điện
Một thiết bị lọc bụi tĩnh điện là một thiết bị lớn khống chế lượng phát thải công nghiệp. Thiết bị này được thiết kế để bẫy và tách các hạt bụi ra khỏi dòng khí thải của quá trình sản xuất. Nó được sử dụng trong các ngành công nghiệp điện, năng lượng, xi măng, hoá học, kim loại và giấy cùng với các thiết bị khác. Trong nhiều nhà máy công nghiệp, vật chất dạng hạt hình thành trong quá trình sản xuất công nghiệp được mang đi như bụi trong khí thải nóng. Khí mang bụi này đi qua thiết bị lọc bụi tĩnh điện có thể đạt hiệu quả lọc lên đến 99,9 %. Khí đã được lọc sạch sau đó đi ra khỏi thiết bị lọc bụi và theo ống khói xả ra ngoài khí quyển.
Thiết bị lọc tĩnh điện được sử dụng
lực hút giữa các hạt nhỏ nạp điện âm. Các hạt bụi bên trong thiết bị lọc bụi
hút nhau và kết lại thành khối có kích thước lớn ở các tấm thu góp. Chúng rất dễ
khử bỏ nhờ dòng khí.
Thiết
bị được chia thành 2 vùng, vùng iôn hoá và vùng thu góp. Vùng iôn hoá có căng
các sợi dây mang điện tích dương với điện thế 1200V. Các hạt bụi trong không
khí khi đi qua vùng iôn hoá sẽ mang điện tích dương. Sau vùng iôn hoá là vùng
thu góp, gồm các bản cực tích điện dương và âm xen kẻ nhau nối với nguồn điện
6000V. Các bản tích điện âm nối đất. Các hạt bụi tích điện dương khi đi qua
vùng thu góp sẽ được bản cực âm hút vào. Do giữa các hạt bụi có rất nhiều điểm tiếp xúc nên
liên kết giữa các hạt bụi bằng lực phân tử sẽ lớn hơn lực hút giữa các tấm cực
với các hạt bụi. Do đó các hạt bụi kết lại và lớn dần lên. Khi kích thước các hạt
đủ lớn sẽ bị dòng không khí thổi rời khỏi bề mặt tấm cực âm. Các hạt bụi lớn rời
khỏi các tấm cực ở vùng thu góp sẽ được thu gom nhờ bộ lọc bụi thô kiểu trục quay đặt ở cuối gom lại.
"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn" |
Thiết bị lọc bụi kiểu tĩnh điện rất
hiệu quả đối với các loại bụi kích cỡ từ 0,5 đếm 8mm.
Khi các hạt bụi có kích cỡ khoảng 10mm và lớn hơn thì hiệu quả giảm. Tổn
thất áp suất khi đi qua vùng iôn hoá và vùng thu góp thấp và nằm trong khoảng từ
0,15 đến 0,25 in. WG (từ 37 đến 62 Pa) và tốc độ không khí từ 300 đến 500 fpm
(1,5 đến 2,5m/s). Cần lưu ý vấn đề an toàn vì điện thế sử dụng rất cao và nguy
hiểm đến tính mạng con người.
Các bạn xem thêm về lọc bụi tĩnh điện ở đây.
http://www.ebookbkmt.com/2015/11/he-thong-loc-bui-tinh-ien.html
Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thông gió và điều hòa không khí – PGS.TS Võ Chí Chính
Không có nhận xét nào: